Hướng dẫn cách chăm sóc chim trĩ đỏ đúng cách

Kỹ thuật nuôi chim trĩ vẫn còn rất xa lạ với nhiều người bởi đây là loài chim đẹp, hiếm, tuy nhiên nguồn cung cấp giống chưa được mở rộng.

Chim trĩ đỏ có vẻ ngoài trông giống gà chọi, nhưng thấp và nhỏ hơn. Con trống có màu sắc sặc với đuôi dài hấp dẫn. Chính bởi vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao của chim trĩ nên chúng được rất nhiều người tìm mua và nuôi, nhưng chủ yếu là chim cảnh.

Vậy việc nuôi chim trĩ đỏ sinh sản ra sao? Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ không hề đơn giản nhưng nếu có quyết tâm thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho gia đình.

chim-tri-do-01

Giá trị kinh tế

Chim trĩ là giống hoang dã lại được chăn nuôi sạch nên chim trĩ đỏ thịt chắc, mềm, ngọt. Thịt và trứng chim có giá trị dinh dưỡng cao nên rất dễ tiêu thụ. Hiện nay giá chim trĩ thương phẩm dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg. Như vậy, lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà.

chim-tri-do-02

Chọn giống chim trĩ sinh sản

Đối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi chim trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống nhỏ quá. Người mua nên chọn những con chim ở thời kỳ 3 - 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

Nên trọn chim trống có ngoại hình to, cao, lông mượt, đuôi dài, trường chim, lanh lợi, dáng khỏe mạnh. Khi ở thời kỳ trưởng thành, chim trống thường trong tư thế nghiêng mình xung trận. Còn chim mái không dị hình, dị tật. Để đảm bảo về giống, chúng ta nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những chim khỏe mạnh, cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi cụ thể.

chim-tri-do-03

Chuồng nuôi chim

Khi nuôi chim trĩ cảnh không cần quá cầu kỳ trong khâu làm chuồng, nhưng nếu là chim trĩ đỏ sinh sản thì công đoạn làm chuồng sẽ mất nhiều thời gian hơn nhiều. Cần chọn vị trí chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, nên cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh. Chuồng trại cần phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh hằng ngày.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ

Có hai cách cơ bản để ấp trứng chim trĩ. Đầu tiên là dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự như gà tre, gà mái hoa mơ,… Thứ 2 dùng máy ấp gia cầm thông thường. Thời gian ấp nở từ khoảng 22 -23 ngày. Hiệu chỉnh độ ẩm, nhiệt độ tùy theo từng giai đoạn.

chim-tri-do-04

Chim trĩ giống thường sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó, chim trĩ sẽ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 tới khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Trung bình mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Chế độ dinh dưỡng

Chim trĩ vốn không kén thức ăn, chủ yếu là thóc, ngô, cám, gạo. Đồng thời, có thể cho ăn thêm rau muống, bèo tây, thân cây chuối đã  thái nhỏ… Mỗi ngày nên cho chim trĩ ăn 3 lần. Nước cho chim uống phải đảm bảo sạch.

chim-tri-do-05

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho chim trĩ sinh sản, người nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như ngô, thóc, cám, gạo, rau muống, bèo tây… sau đó dùng máy máy ép cám viên S450 để ép nguyên liệu thành cám viên làm thức ăn cho đàn chim.

may-ep-cam-vien-s450

Máy ép cám viên S450 có thiết kế nhỏ gọn, có thể ép đa dạng nguyên liệu. Với khả ép nguyên liệu nhanh chóng sẽ giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn cho năng suất cao. Như vậy người nuôi chỉ cần đầu tư một lần là có thể sử dụng lâu dài.

Vệ sinh chuồng trại

Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên 2- 3 lần/ tuần, phun thuốc khủ trùng định kỳ. Nên kiểm tra loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi để phòng chim ăn phải.

Một số bệnh thường gặp

Khi nuôi chim trĩ đỏ cần chú ý tới bệnh tiêu chảy, Ecoli. Để phòng bệnh cần dùng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm, có thể tiêm hoặc cho uống. Ngoài ra chim trĩ cũng thường mắc bệnh về đường hô hấp như chảy nước mũi, thở khò khè, thở ngáp rồi chết. Vì vậy, để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì vệ sinh chuồng trại là một yếu tố rất quan trọng.

chim-tri-do-06

Lưu ý: Việc nuôi chim trĩ đỏ vẫn đang nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây nuôi tại nhà cần phải khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Người nuôi không nên tự ý nuôi chim vì nếu bị phát hiện sẽ vô cùng bất lợi về mặt kinh tế cũng như công chăm sóc.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết để nuôi chim trĩ đỏ hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bà con giải quyết được những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi chim. Chúc bà con nuôi chim trĩ thành công!

Được đăng vào

Viết bình luận