Mô hình nuôi cá lóc cho năng suất cao

Áp dụng kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể mang lại cho bà con nguồn thu nhập hơn 200 triệu mỗi năm. Đây là mô hình rất phù hợp cho những hộ không có quỹ đất, eo hẹp hoặc rất ít đất. Đầu tư mô hình bày sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên nếu bà con không hiểu rõ quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế sẽ không được như mong đợi. Bài viết dưới đây của Bình Quân sẽ giới thiệu chi tiết tới bà con mô hình nuôi cá lóc còn khá mới mẻ này.

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng

1, Chuẩn bị bể nuôi cá lóc

Hình dạng bể nuôi cá lóc thích hợp nhất là hình chữ nhật. Kích thước tối ưu là 15 – 20 m2, không nên xây quá nhỏ, cá không có không gian để hoạt động sẽ làm giảm năng suất.

Đáy bể nên phủ một lớp cát vừa làm một lớp đệm tránh cá tiếp xúc với đáy vừa lọc nước. Thiết kế nghiêng về hướng xả nước.

2, Thả cá lóc giống

Mật độ thả cá thích hợp tối thiểu là 60 con/m2, tối đa là 100 con/m2

Xử lý nguồn nước trước khi thả cá dùng vôi bột, muôi bột, Avaxide (1cc cho 1m3). Sau khi xử lý 3 – 5 ngày mới thả cá.

Chọn giống: chọn giống từ những nơi bán có uy tín, được nhiều hộ đánh giá tốt về chất lượng. Các con phải có màu sắc tương tự nhau, đi theo đàn.

Tắm cá bằng nước muối loãng từ 15 – 20 phút, sau đó thả cá vào bể nuôi. Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ngày đầu không cho cá ăn, để cá thích nghi với môi trường sống mới.

3, Thức ăn và cách chăm sóc bể cá.

Nguồn dinh dưỡng chính cũng cấp cho cá lóc là từ cá tạp (khẩu phần có thể lên đến hơn 90%)

Mỗi lần cho ăn cần theo dõi sức ăn và độ trong của nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Cá ăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, môi trường nước, chất lượng thức ăn hay tình trạng sức khỏe của cá.

Bổ sung thêm khoảng 5% dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác như khô dầu các loại, cám gạo đậu nành hoặc thức ăn trộn sẵn. Bổ sung thêm vitamin C, các hoạt chất có hỗ trợ men tiêu hóa vào thức ăn khi khí hậu thay đổi thất thường.

Cho ăn theo 2 nguyên tắc 2 đủ - 2 đúng: Đủ chất lượng, đủ số lượng – Đúng thời điểm, đúng địa điểm.

Khi cá còn nhỏ nên trang bị dụng cụ cho ăn bằng vỉ tre. Cho thức ăn vào vỉ, thả xuống mặt nước không quá sâu, khoảng 5 – 10 cm để tiện quan sát. Đến khi cá lớn hơn, có thể thả thức ăn trực tiếp vào bể gần nơi thoát nước để khi xả thải những cặn bã của thức ăn có thể trôi đi theo.

Phải chú ý đến vấn đề môi trường nước cho cá. Trong vòng 20 – 25 ngày đầu, nên thay nước 2 – 3 ngày/lần. Khi thả cá được 1 tháng thì phải thay nước hàng ngày. Trong những tháng gần với thời gian thu hoạch nên thay 2 lần/ngày.

4, Phòng bệnh

Cho cá tẩy giun sán 2 tuần/lần.

Môi trường nước phải luôn được đảm bảo vệ sinh, nếu thay nước đúng ngày quy định sẽ khiến cá dễ bị bệnh về tiêu hóa.

Để phòng bệnh nấm cho cá lóc, định kỳ mỗi 5 ngày cho chúng ăn thuốc kháng nấm 1 lần.

Không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho cá.

5, Thu hoạch

Thời gian từ lúc nuôi đến khi thu hoạch của cá lóc tùy vào chế độ ăn. Nếu chúng ăn thức ăn tạp thì khoảng 12 – 16 tuần là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, nếu chúng ăn thức ăn dạng viên (thức ăn công nghiệp) thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn khoảng 16 – 20 tuần.

Trọng lượng cá lóc khi xuất bán đạt từ 400 – 800 gr/con

Nếu nuôi số lượng khoảng 1500 con thì sản lượng trung bình có thể đạt được là 700 – 800 kg/vụ.

Trên đây là bài chia sẻ của Bình Quân. Chúc bà con thành công !

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận