Nuôi và chăm sóc chim Họa Mi hót hay

     Chim Họa Mi là loại chim rừng khá nhút nhát nên cần nhiều thời gian thuần hóa, bởi vậy kỹ thuật nuôi chim cũng không phải đơn giản.

 Kỹ thuật nuôi chim cảnh ngày càng phát triển và lan rộng, một phần là nhờ vào nhu cầu giải trí của con người ở tiếng hót của chim Họa Mi. Tiếng hót đặc biệt, có một không hai trong các loại chim có thể hót.

Trong tự nhiên, Họa Mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc; ở Việt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,… chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh. Để có được kỹ thuật nuôi chim Họa Mi, thuần hóa được chúng để thưởng thức giọng hát ngọt ngào, chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật nuôi chim Họa Mi tại nhà đơn giản nhất.

1. Chọn giống:

Đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay, thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và chú ý những đặc điểm cơ thể như:

- Đầu Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng

- Chọn lông tơi, xốp, mềm; lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm; chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo

- Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen không có nhiều màu, phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

2. Lồng chim:

Lồng nuôi chim Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40cm hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ơ nơi có nhiều gió, chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối khi đi ngủ, nên đậy kín áo lồng lại.

3. Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi:

Nếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp, thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong thời gian nuôi khoảng 1 tuần, thấy chim hết nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì  bình thường, nhưng khi chim được tắm lần đầu, nên nhẹ nhàng, tránh làm chúng hoảng sợ.

Nếu là chim Họa Mi trống, cách để làm cho nó mau dạn là treo một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt; Khi nghe tiếng của chim mái, chím trống sẽ hăng lên và mau dạn người; một chim mái có thể giúp 2 – 3 chim trống tăng lửa.

4. Dinh dưỡng:

  Trong số các loài chim rừng biết hót, chim  Họa Mi là loài ăn thức ăn đơn giản nhất, chỉ cần trộn gạo, trứng và cào cào là đủ. Chim Họa Mi tuy to con, nhưng ăn uống lại rất ít, mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào, mỗi ngày vài ba chục con.

Lưu ý: Không nên đổi thức ăn đột ngột , kể cả khi Họa Mi là giống ăn tạp nhưng lại chỉ ăn côn trùng là chính. Bởi vì, Họa Mi rất dễ bị dị ứng với thức ăn lạ, sẽ khiến Họa Mi bị suy và thay lông. Khi nuôi nhốt trong lồng, ta tập cho chúng ăn thức ăn riêng, khi đã quen, ta có thể cứ tiếp tục cho chúng ăn loại thức ăn đó. Tất nhiên, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi về khẩu phần ăn phù hợp.

5. Cách tập cho Họa Mi hót hay:

  Để có được một con Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì giọng hát rất hay và trong, tiếng hót mang hồn núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt được ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì có thể mua đĩa CD Họa Mi trống hót để chim nghe tập giọng. Hơn nữa, nếu muốn tập cho chim hót khỏe và hay, cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh, chim hót rất hay và nhiều giọng.

Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận